Lỗi lấn tuyến phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi lấn tuyến phạt bao nhiêu tiền?



Lỗi lấn tuyến là một trong những lỗi vi phạm thường gặp nhất ở những người đi xe máy, thậm chí nhiều người còn dính lỗi này nhiều lần vì không nắm vững luật.


Lỗi thường gặp ở xe máy

Lỗi thường gặp ở xe máy


Danh sách vạch kẻ đường:

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe, người tham gia giao thông cần chấp hành vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.


Các loại vạch kẻ đường

Các loại vạch kẻ đường


Theo quy định tại khoản 1, điều 9, điều 13 Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Còn những trường hợp được phép lấn tuyến và vượt xe bên trái mà không cần phải dừng lại như sau: khi xe phía trước đang dừng/đậu chiếm gần hết làn đường, khi xe phía trước chạy quá chậm so với tốc độ cho phép, và một số tình huống nguy hiểm khác cần xử lý bằng cách lấn tuyến (phanh khẩn cấp, né chướng ngại vật bất ngờ,...).


Mức phạt dành cho lỗi vi phạm lấn tuyến:



Mức phạt cho xe máy lẫn xe ô tô

Mức phạt cho xe máy lẫn xe ô tô


-Phạt người điều khiển xe ô tô 300.000 - 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước (Điểm a, Khoản 2, Điều 5, Nghị định 46/2016/NĐ-CP).

- Phạt người điều khiển xe ô tô 800.000 - 1.200.000 đồng và tước GPLX 1 - 3 tháng đối với hành vi vi phạm chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc (Điểm h, Khoản 4 và Điểm b, Khoản 12, Điều 5, Nghị định 46/2016/NĐ-CP).

- Phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy 80.000 - 100.000 đồng đối với hành vi vi phạm chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước ( Điểm a, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ-CP).

Trường hợp người điều khiển xe chuyển làn sau khi vượt qua xe phía trước phải nhanh chóng di chuyển trở về làn đường mà phương tiện của mình được thông tin trên biển báo chỉ dẫn “Biển gộp làn đường theo phương tiện”.

Nếu quan sát thấy làn đường không được quy định dành cho loại phương tiện mà mình đang điều khiển thông thoáng, người lái xe tiếp tục di chuyển sai làn đường sẽ bị xử phạt như sau:

- Phạt người điều khiển xe ô tô 800.000 - 1.200.000 đồng và tước GPLX 1 - 3 tháng đối với hành vi vi phạm điều khiển xe đi không đúng làn đường (Điểm c, Khoản 4 và Điểm b, Khoản 12, Điều 5, Nghị định 46/2016/NĐ-CP).

- Phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy 300.000 - 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm điều khiển xe đi không đúng làn đường (Điểm g, Khoản 4, Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ-CP).

Kết Luận:

Tóm lại, xe máy nên đi vào phần đường quy định của mình ở những nơi có biển phân làn và trộn làn. Còn những nơi không có 2 bảng trên thì xe máy nên tự giác đi vào làn đường ngoài cùng bên phải. Điều này ngoài tránh được việc vi phạm giao thông thì nó còn giúp mang lại sự an toàn cho chính bản thân mình.

Chỉ lấn tuyến sang làn bên trái khi cần vượt và điều kiện cho phép. Lúc vượt cần bật đèn xi nhan rẽ và bấm còi báo hiệu đầy đủ. Nếu bị bắt oan thì hãy nhớ lấy những quy định về vạch kẻ đường ở Phụ lục H QCVN 41:2012/BGTVT và Điều 14 Luật Giao thông đường bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2008 về việc vượt xe.


Bạn đang có nhu cầu thi bằng lái A1 để vi vu mây gió cùng bạn bè mà không cần lo lắng hãy nhanh tay gọi ngay Hotline: 0903013344 - 0901408424

Share:
Tư vấn thông tin khóa học: