Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, có các loại bằng lái xe như sau tại Việt Nam: A, B, C, D và E tương ứng với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.
Mỗi loại bằng lái xe này đều có thứ hạng khác nhau nhằm phân biệt các phương tiện mà người lái điều khiển và đảm bảo họ có khả năng để sử dụng những loại xe này.
Dưới đây là chi tiết các phân hạng và thời hạn sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) hiện hành tại Việt Nam.


I. CHI TIẾT PHÂN HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
1. Bằng lái xe hạng A1:
- Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3
- Người khuyết tật lái xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật.


2. Bằng lái xe hạng A2:
- Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.


3. Bằng lái xe hạng A3:
- Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.


4. Bằng lái xe hạng A4:
- Người lái xe các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1000kg.


5. Bằng lái xe ô tô hạng B1: số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
- Ô tô dùng cho người khuyết tật.


6. Bằng lái xe ô tô Hạng B1: cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.


7. Bằng lái xe ô tô hạng B2: Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Người lái xe ô tô 4 - 9 chỗ, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1


8. Bằng lái xe hạng C:
- Người lái xe ô tô 4 - 9 chỗ, ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2


9. Bằng lái xe hạng D:
- Ô tô chở người từ 10 - 30 chỗ, kể cả chỗ của người lái xe
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C


10. Bằng lái xe hạng E:
- Ô tô chở người trên 30 chỗ
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D
* Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.


11. Ngoài ra, còn có giấy phép lái xe hạng F, được cấp cho người đã có GPLX hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe: ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa với quy định cụ thể như sau:
- Hạng FB2: cấp cho người điều khiển các loại xe ở quy định tại GPLX hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe tải hạng B1, B2.
- Hạng FC: cấp cho người điều khiển các loại xe ở quy định tại GPLX hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe tải hạng B1, B2, C, FB2.
- Hạng FD: cấp cho người điều khiển các loại xe ở quy định tại GPLX hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe tải hạng B1, B2, C, D, FB2.
- Hạng FE: cấp cho người điều khiển các loại xe ở quy định tại GPLX hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa, các loại xe quy định tại hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.


II. THỜI HẠN SỬ DỤNG GIẤY PHÉP LÁI XE
1. Thời hạn sử dụng
Tùy vào mục đích sử dụng mà mỗi loại xe có thời hạn sử dụng khác nhau. Do đó các loại bằng có thời hạn sử dụng như Hạng B1, B2, C, D, E, F,... Sau khi hết hạn sử dụng bạn cần phải gia hạn giấy phép lái xe để có thể tiếp tục tham gia giao thông.
Điều 17 Thông tư 12/2017/TT- Bộ Giao Thông Vận Tải quy định về thời hạn của giấy phép lái xe như sau:
- Giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3: không có thời hạn sử dụng.
- Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn tới khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam. Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, từ khi ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, tính từ lúc ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 5 năm, kể từ ngày cấp


2. Quy định về việc cấp lại
Theo quy định của luật pháp việc cấp hoặc đổi giấy phép lái xe quá thời hạn dùng được quy định như sau:
*Trường hợp giấy phép lái xe quá thời hạn dùng dưới 3 tháng sẽ vận dụng quy định tại khoản 2 Điều 52 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT: “Người có giấy phép lái xe quá thời hạn dùng dưới 03 tháng, tính từ lúc ngày hết hạn, người có giấy phép lái xe bị hỏng được xét đổi giấy phép lái xe”

Như vậy, trong trường hợp này người có bằng lái xe ô tô quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng sẽ được xét cấp đổi bằng mới xem hồ sơ xin cấp lại.


Trường hợp giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên sẽ vận dụng quy định tại khoản 1 Điều 52 Thông tư số 46/2012/TT BGTVT ngày 7/11/2012:
* Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng:
- Quá từ 03 tháng đến dưới 01 năm, từ khi ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
- Quá từ 01 năm trở lên, từ khi ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.



HỌC BẰNG LÁI XE Ô TÔ CHẤT LƯỢNG, UY TÍN GIÁ TỐT TẠI QUẬN 7

HỌC NHANH - THI SỚM - TỈ LỆ ĐẬU CAO

HỌC PHÍ TRỌN GÓI - GIÁO VIÊN NHIỆT TÌNH

Đăng kí khóa học bằng lái xe ô tô sớm nhất tại trường dạy lái xe Thành Công quận 7
Cách 1: Liên hệ phòng tư vấn và ghi danh 0903013344- 0931334080
  Văn phòng 1: E002 KP. Mỹ Phước, Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phong, Quận 7, TP HCM
  Văn phòng 2: 60/10 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Quận 7, TP HCM
Cách 2: Đăng ký qua hotline tư vấn: 0903013344 - 0931334080

Từ khoá liên quan:
Học bằng lái xe B2; 
học lái xe ô tô; 
hoc lai xe o to; 
học lái xe số sàn; 
học lái xe B1; 
thi bằng lái B1; 
học bằng lái B1; 
học bằng lái số tự động; 
thi bằng lái số tự động;

Share:
Tư vấn thông tin khóa học: